,

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ RIÊNG CỦA NGUYỄN VŨ TUẤN ANH (4)

Posted by

Thanh Long – Bạch Hổ – Huyền Vũ – Chu Tước

Một trong những phương pháp nghiên cứu trong khoa học hiện đại, người ta thường loại suy mọi yếu tố bên ngoài đối tượng nghiên cứu, đặt đối tượng nghiên cứu vào một môi trường chuẩn, từ đó làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương và Phong thủy – là hệ quả ứng dụng của Lý học – người viết nhận thấy những dấu ấn “hóa thạch” trong phương pháp nghiên cứu của nền văn minh đã tạo dựng nên những giá trị của nền văn minh Đông phương, hoàn toàn phù hợp với phương pháp nghiên cứu của tri thức khoa học hiện đại.

Đó chính là những khái niệm : Huyền Vũ, Chu Tước, Thanh Long, Bạch hổ. Những khái niệm này trong ứng dụng phong thủy được mô tả như sau:

Huyền Vũ – biểu tượng bằng con rùa đen: Phương chính Bắc

Thanh Long – Biểu tượng bằng con rồng xanh lá cây. Phương chính Đông.

Chu Tước – Biểu tượng bằng con chim sẻ đỏ, hoặc phượng hoàng lửa. Phương chính Nam.
Bạch Hổ – biểu tượng bằng con hổ trắng: Chính Tây.

Trong truyền thuyết và huyền thoại Nhật Bản cũng nói đến 4 vị thần ở bốn phương với biểu tượng như trên.

Nhưng ứng dụng trong phong thủy thì Huyền Vũ – Rùa đen – là sơn nhà; Chu Tước là hướng nhà, Thanh Long bên trái, Bạch Hổ bên phải – bất luận nhà hướng nào thì những quy ước trên vẫn phải tuân thủ như một nguyên tắc trong phong thủy: Huyền Vũ phải nhô cao; Chu Tước phải quang đãng, sáng sủa – nếu tụ thủy gọi là cách “Minh đường tụ thủy” – thì rất tốt. Bạch Hổ phải uy vũ, ngắn hơn Thanh Long và nhô cao, Thanh Long phải uyển chuyển và vươn dài ôm lấy cuộc đất.

Nguyên lý lý thuyết để có quy định như trên về Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền vũ, Chu Tước đã được giảng và phân tích trong lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp. Người viết chỉ nhắc lại vài yếu tố ở đây – vì giới hạn bài viết chỉ là ứng dụng. Nhưng những phong thủy gia đều biết quy định này của 4 yếu tố trên. Tuy nhiên ứng dụng như thế nào thì vấn đề lại không đơn giản.

Vấn đề được đặt ra: Tại sao cổ thư ghi rõ Huyền Vũ phương Bắc; Chu Tước phương Nam..vv..thì tại sao thực tế với mọi phương hướng của ngôi gia thì Huyền Vũ được coi là sơn, Chu Tước thuộc hướng?

Như phần trên tôi đã trình bày: Chính nền văn minh cổ xưa cũng đã xây dựng một mô hình chuẩn, sau khi loại suy các yếu tố tương tác bên ngoài để quán xét bản chất của hiện tượng. Mô hình chuẩn này là một ngôi gia tọa Bắc, hướng Nam. Tất nhiên bên trái (Tả) là phía Đông và phải (Hữu) là phía Tây. Tọa Bắc triều Nam chính là trục từ trường và hướng Bắc là Thiên cực của Trái Đất (Thiên cực Bắc hiện nay là chòm sao Đại Hùng tinh). Bởi vậy phía Bắc được gọi là Huyền Vũ – Vũ trụ sâu thẳm.

Nhưng tại sao lại biểu tượng là con rùa?

Con rùa chính là biểu tượng của nền văn hiến Việt ở thời sơ khai: “Vào thời vua Nghiêu, có sứ giả Việt Thường dâng con rùa lớn. Trên lưng có khắc văn Khoa Đầu, ghi việc trời đất mở mang”. Hình tượng chim Hạc (Lạc) đứng trên lưng rùa chầu tiên thánh, cũng là một biểu tượng khác xác định giá trị của nền văn minh Lạc Việt.

Sự xác định Huyền Vũ chính là thực tại vũ trụ thì đối xứng với Huyền Vũ phương Bắc, chính là sự nhận thức của văn hóa, tri thức: Phượng hoàng lửa phương Nam.

Huyền Vũ là cái có trước – theo hệ quy chiếu “Dương trước, Âm sau” thì Huyền Vũ thuộc Dương, Chu Tước thuộc Âm. Chính vì Chu Tước thuộc Âm, nên sự tác động của Dương khí – nếu Âm Dương hài hòa thì Thủy sinh. Hiện tượng “minh đường tụ thủy” chính là biểu hiện của sự hài hòa Âm Dương.

Tương tự như vậy, Thanh Long – Bạch Hổ chính là trục Đông Tây của Địa cầu quay từ trái sang phải – nếu quán xét từ bên ngoài Địa Cầu và theo trục Bắc Nam – Nếu đứng từ trong ngôi gia mô hình chuẩn – tọa Bắc, triều Nam – thì trái Đất quay từ phải (Bạch Hổ) sang Trái (Thanh Long). Đương nhiên chiều tương tác của vũ trụ sẽ từ Đông sang Tây. Chính sự tương tác này làm nên mọi phát sinh và phát triển trên Địa Cầu , nên biểu tượng là Rồng – sức mạnh vũ trụ – thuộc Dương. Đó là lý do vì sao Tả Thanh Long có sông, ngòi, kênh rạch….lại là biểu hiện của Âm Dương hài hòa. Đối xứng với Thanh Long Dương là Bạch Hổ âm nên phải nhô cao, hơn Thanh Long và phải ngắn và hùng vĩ. Vì đã cực Âm thì phải là màu trắng (Dương) để cân bằng âm dương – Đây là nguyên nhân để Phong Thủy Lạc Việt gần như cấm tuyệt đối dùng non bộ màu đen, hoặc màu tối – trừ trường hợp đặc biệt.

Đến đây, tôi muốn nói thêm về một điều mà ai cũng biết: Đó là vì sao tôi cho rằng Thủ Đô Hà Nội đặt ở vị trí hiện tại là tốt nhất và không nên chuyển về Ba Vì – Hồ Đồng Mô không đủ thủy khí thể hiện bằng sông Hồng Hà. Cho nên Âm sẽ cực thịnh và Dương suy. Cuộc sống gồm nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Hạn chế những cái xấu và phát huy những cái tốt thì cuộc sống cũng đỡ hơn. “Có kiêng, có lành” – các cụ bảo thế! Không có vấn đề “khoa học tâm linh“, hay “khoa học huyền bí”. Khoa học là khoa học và chỉ có sự chưa hiểu biết mà thôi!

Trên đây, người viết chỉ phân tích một vài khia cạnh của 4 yếu tố trong phong thủy và ứng dụng trong ngôi gia của chính tôi.

Tả Thanh Long

Trong ngôi gia của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Từ sự phân tích trên, phía bên trái của ngôi gia được thiết kế một hồ cá cảnh dài 10m x 2 m

Posted ImageHồ cá này tôi vẫn chưa thực sự vừa ý. Nhưng tạm vậy.

Tả Thanh Long không chỉ là hồ nước, sông ngòi..vv…..trong phạm vi cảnh quan môi trường bên trong và ngoài ngôi gia. Một con đường bên trái nhà – thậm chí một con hẻm cũng coi là Thanh Long. Ngay cả trong một ngôi gia thì hành lang lưu thông trong nhà – trong điều kiện mặt phẳng khu vực cảnh quan được coi là bằng phẳng – thì cũng phải thiết kế bên trái.
Bạn đọc xem sơ đồ nhà của tôi:

Posted Image

Posted Image
Hành lang lưu thông được thiết kế bên trái nhà.

Xin l
ưu ý: Đây là trường hợp phổ biến trong điều kiện mặt bằng xây dựng tương đối phẳng so với khu vực cảnh quan. Điều này còn tùy thuộc vào con đường trước mặt nhà dốc từ phía nào hoặc phẳng.
 Nhà tôi hơi dốc về phía bên trái. Nhưng độ dốc không đáng kể.

Còn tiếp